Menu
×

Công nghệ mới để đối phó với các vết thương mạn tính

Ngày đăng: 23/03/2018 In bài viết này

SKNT - Việc điều trị các vết thương mạn tính là điều không hề dễ dàng, bởi các vết thương rất khó liền và dễ gây các biến chứng nguy hiểm khác. Điều đó thực sự gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bệnh. Chính vì vậy, để đẩy lùi và hạn chế tối đa các biến chứng đó điều thiết yếu là chính người bệnh phải được trang bị kiến thức và xử lý kịp thời.

Chúng ta hiểu như thế nào là vết thương mạn tính?

Đó là các vết thương chậm liền, khó liền hoặc không liền được. Để xử lý được những vết thương như thế này hết sức khó khăn, thậm chí có lúc còn không liền lại được gây nên các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Chính vì vậy, cần trang bị đầy đủ kiến thức cho bệnh nhân để có hướng điều trị thích hợp.

Ảnh minh hoạ

Do đâu mà dẫn tới các vết thương mạn tính?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các vết thương lâu lành: Do thiếu một hoặc nhiều các yếu tó cần thiết để lành vết thương như: nguồn cung cấp máu, oxy và chất dinh dưỡng đầy đủ cho vết thương; các lực tác động vào vết thuowngcungx là một yếu tố quan trọng gây ra. Điều quan trọng nữa đó là quá trình chăm sóc vết thương không đúng có thể biến từ một vết thương cấp tính trở thành mạn tính.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia có 6 loại vết thương mạn tính khác nhau đó là:

- Vết thương nhiễm trùng

- Vết thương sau xạ trị

- Vết thương phẫu thuật

- Loét động mạch

- Loét tính mạch

- Loét áp lực

Mỗi loại vết thương sẽ có những cách chăm sóc và điều trị khác nhau. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến những vết thương mạn tính là do đâu để có cách xử lý kịp thời.

Nếu như theo các cách chữa truyền thống thì kháng sinh sẽ là sự lựa chọn đầu tiên để điều trị. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng kháng sinh đã không còn là sự lựa chọn duy nhất nữa, thậm chí ngành y tế đang cố gắng đẩy lùi việc áp dụng kháng sinh vào điều trị, hạn chế tối đa tình trạng kháng kháng sinh. Phương pháp  điều trị bằng công nghệ Plasma lạnh đang dần dần chiếm được ưu thế và uy tính trong chữa bệnh. Một công nghệ sử dụng bằng tia Plasma chỉ sau các lần chiếu, người bệnh có thể cảm nhận dễ dàng hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Các vết thương sẽ khô dần lại, tạo cảm giác dễ chịu tại vết thương đó.

Vết thương nhiễm khuẩn được điều trị bằng Plasma khô, rất sạch, tổ chức mọc nhanh Ảnh: Bệnh án của một bệnh nhân được điều trị bằng Plasma lạnh

Một ca bệnh cụ thể cho thấy kết quả của phương pháp này mang lại: Bệnh nhân Nguyễn Thành Toàn (52 tuổi, Thủ Đức – TP.HCM) bị Gout khoảng 15 năm nay, tháng 7/2017 bệnh nhân thăm khám phát hiện bị nhiễm trùng thể Tophi gối (P) và được chỉ định phẫu thuật tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Nhưng sau khi phẫu thuật, vết thương sưng đau, rỉ dịch, có dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử. Kèm thêm chế độ ăn uống kiêng khem của người bị Gout mãn tính lâu năm nên tình trạng vết thương ngày càng nghiêm trọng mặc dù đã sử dụng một thời gian dài kháng sinh dạng uống. Sau đó bác sĩ phải chỉ định sử dụng kháng sinh ở mức tối đa,  2 lọ tiêm truyền/ ngày nhưng cũng chưa thấy chuyển biến tích cực. Trong thời gian máy PlasmaMED® được triển khai, các bác sĩ chỉ định điều trị bằng phương pháp Plasma lạnh, tần suất chiếu 1 lần/ ngày. Kết quả cho thấy sau 3 lần chiếu, tình trạng nhiễm trùng, rỉ dịch và sưng tấy giảm rõ rệt, bệnh nhân cảm thấy thoải mái, không còn đau đớn như ban đầu, đặc biệt mô hạt lên nhanh, cấu trúc chắc chắn, màu sắc đẹp hồng hào, cho thấy vết thương đang tiến triển rất tốt. Sau lần chiếu thứ 7, bệnh nhân được chỉ định ghép da và thành công, sau đó được xuất viện sau thời gian dài điều trị.

Tuy nhiên, đối với những vết thương mạn tính lâu liền, người bệnh cần đến gặp các bác sỹ có chuyên môn để có được những lời khuyên và cách điều trị hữu hiệu nhất.

Thanh Lam (T/h)