Menu
×

Đẩy lùi căn bệnh đái tháo đường thông qua giáo dục cộng đồng

Ngày đăng: 14/03/2018 In bài viết này

SKNT - Như chúng ta đã biết ước tính, số người mắc đái tháo đường (ĐTĐ) trên thế giới vào khoảng 425 triệu người. Tổng dân số mắc bệnh đái tháo đường đứng thứ 3 sau dân số hai nước đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn độ. Số người bệnh này đến năm 2040 dự báo sẽ là 642 triệu người. Theo đó mỗi năm có hơn 7 triệu người mắc mới bệnh đái tháo đường.

Đáng chú ý là trên 50% số người mắc đái tháo đường không được phát hiện, khi được phát hiện thì đã có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: Biến chứng tim mạch, suy thận, mù lòa, biến chứng bàn chân phải cắt cụt chi,…. Đây mới chỉ là số liệu tổng hợp của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế - năm 2015. Cho đến hiện nay chưa có con số cụ thể, tuy nhiên đái tháo đường đang là căn bệnh không lây gia tăng chóng mặt trên toàn cầu.

Phóng viên Tạp chí Đái tháo đường đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Tạ Văn Bình, Chủ tịch Hội người Giáo dục Bệnh Đái tháo đường Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về các biến chứng nguy hiểm của ĐTĐ cũng như các biện pháp giáo dục về căn bệnh này trong cộng đồng.

  1. Thưa PGS.TS Tạ Văn Bình, trước số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, ông đánh giá thế nào về tốc độ gia tăng của bệnh ĐTĐ ở trên Thế giới và Việt Nam?

Từ những năm cuối thế kỷ 20- các chuyên gia về bệnh ĐTĐ của IDF đã có nhận định “ Những gì xảy ra cho HIV-AID của 20 năm cuối thế kỷ 20 sẽ là hình ảnh của ĐTĐ trong 20 năm đầu thế kỷ 21” . Đây là một dự báo rất đáng lo ngại- vì như thế tốc độ phát triển bệnh sẽ là “ đáng sợ”- nhưng thực tế của gần 20 năm qua còn “ đáng sợ gấp nhiều lần”. Ví dụ; Vào những năm 2006- khi thế giới có 246 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, người ta dự đoán vào năm 2030 sẽ có 380—389 triệu người mắc bệnh thì năm 2012 đã là 371 triệu, năm 2013 đã là 382 triệu, năm 2015 là 415 triêu, năm 2016 là 425 triệu. Ước tính sẽ tăng lên 693 triệu người vào năm 2045. . Ước tính số người tử vong do đái tháo đường và biến chứng đái tháo đường năm nay sẽ là 4 triệu – cứ 6 giây có 1 người tử vong; 20 giây có một người bị cắt cụt chi. Năm 2016, chi phí về y tế dành cho bệnh đái tháo đường đã tăng lên 727 tỉ USD, tăng 8% so với thống kê trước đó vào năm 2015- nhưng vẫn có hơn 5 triệu người tử vong có liên quan đến đái tháo đường và 2/3 số này là ở lưa tuổi 40-69- lứa tuổi chủ yếu tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho nhân loại.

PGS.TS Tạ Văn Bình (đứng ngoài cùng bên phải) trong một chương trình giao lưu trực tuyến về đái tháo đường

  1. Thưa ông, trên các kênh thông tin truyền thông cảnh báo nhiều về các biến chứng của căn bệnh ĐTĐ, theo ông các biến chứng của bệnh ĐTĐ có nguy hiểm không và cần xử lý như thế nào?

Cần phải nhắc lại rằng – hiện tại chưa có một phương pháp nào dự phòng được biến chứng của bệnh đái tháo đường . Người ta chỉ làm giảm mức độ biến chứng và kéo dài thời gian ổn định của bệnh mà thôi. Chính các biến chứng đã làm giảm chất lượng cuộc sống; giảm thời gian sống của người bệnh.

 Năm 2016, chi phí về y tế dành cho bệnh đái tháo đường đã tăng lên 727 tỉ USD, tăng 8% so với thống kê trước đó vào năm 2015- nhưng vẫn có hơn 5 triệu người tử vong có liên quan đến đái tháo đường và 2/3 số này là ở lưa tuổi 40-69- lứa tuổi chủ yếu tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho nhân loại.

  Một điều rất đáng lo ngại là sự tăng tỷ lệ bệnh laị xảy ra chủ yếu ở các nước nghèo- 172%. Cứ 5 người bệnh thì có 4 người là ở các quốc gia nghèo. Nghèo đói không có tiền đi khám và chữa bệnh; không có tiền mua thuốc tốt để chữa bệnh; tỷ lệ biến chứng, tỷ lệ tử vong càng cao.

  1. Bệnh ĐTĐ là căn bệnh không lây nhiễm vậy có biện pháp nào để kiểm soát được ĐTĐ trong cộng đồng không, thưa ông?

Biện pháp tốt nhất là giáo dục Cộng đồng. Mỗi người cần phải hiểu về bệnh Nội tiết- Chuyển hóa. Khi đã cóp kiến thức cơ bản sẽ có khả nặng phân biệt đúng, sai, có kỹ năng phòng bệnh đúng – nhất là tự giác phòng bệnh cho chính mình và người thân của mình.

Năm 2017, IDF đã chọn chủ đề “Phụ nữ và đái tháo đường” . Đó là vì

* Người ta đã nhận ra rằng trẻ em, đặc biệt trẻ em gái có một vai trò đặc biệt

- Cứ 7 đứa trẻ sinh ra thì 1 trẻ có mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ

- Cứ 10 phụ nữ thì có 1 người mắc đái tháo đường

Hiện có hơn 199 triệu phụ nữ mắc đái tháo đường. Dự kiến ​​sẽ tăng lên 313 triệu vào năm 2040.

Cứ 5 phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thì có 2 người ở độ tuổi sinh đẻ, chiếm hơn 60 triệu phụ nữ trên toàn thế giới.

Ở PHỤ NỮ- Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 9, với 2,1 triệu ca tử vong mỗi năm.

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gần gấp 10 lần so với phụ nữ không mắc bệnh.

Phụ nữ mắc đái tháo đường týp 1 có nguy cơ sảy thai sớm hoặc có con bị dị tật.

- Rất nhiều trẻ em – nhất là trẻ em gái không tiếp cận được với giáo dục các phương pháp chẩn đoán sớm, điều trị và chăm sóc bệnh đái tháo đường.

Hình như bây giờ người ta mới nhân ra câu nói quen thuộc của người Việt nam “ Đàn ông xây nhà- Đàn bà xây tổ”

  1. Việc giáo dục nâng cao hiểu biết của cộng đồng về bệnh ĐTĐ mang lại những lợi ích cụ thể như thế nào?

Lợi ích cụ thể chính là ở chỗ

Với người chưa có yếu tố nuy cơ gây bệnh thì họ biết cách phòng chống các yếu tố nguy cơ – mà cụ thể ở đây là biết cách ăn uống khoa học, điều độ; biết cách luyện tập đúng mức; biết loại bỏ các stress ra khỏi cuốc sống bản thân và những người thân của mình. Ví dụ, Trẻ em gái, phụ nữ - người mẹ tương lai- là những nhân tố chủ chốt trong việc thực hiện lối sống lành mạnh nhằm cải thiện sức khoẻ cho mỗi gia đình, rộng hơn là cho các thế hệ.

Nếu được giáo dục cho trẻ em và vị thành niên thì sẽ ngăn chặn được 70% số ca tử vong sớm ở người lớn do lối sống bắt đầu ở tuổi vị thành niên.

Phụ nữ, đặc biệt người mẹ có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khoẻ lâu dài của con cái. Người Phụ nữ khỏe mạnh, có kiến thức sẽ biết cách chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng, giáo dục trẻ em tốt hơn.

Với người có yếu tố nguy cơ họ sẽ biết làm thế nào để bệnh không diễn biến tới đái thaó đường typ 2-

Với người đã mắc bệnh họ sẽ biết cách giữ gìn để kéo dài thời gian ổn định; hạn chế tối đa mức độ của biến chứng

  1. Thưa PGS.TS Tạ Văn Bình, Hội người Giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam đã có những hoạt động cụ thể nào trong việc hướng dẫn nâng cao hiểu biết về bệnh ĐTĐ trong cộng đồng?

 Cần nhắc lại nhiệm vụ của Hội là giáo dục cho cộng đồng về những kiến thức cơ bản của bệnh Nội tiết – Chuyển hóa. Đây là một nhiệm vụ khó khăn- nhất là trong điều kiện Việt nam hiện nay. Việc giáo dục phải phối hợp được nhiều hình thức khác nhau cho phù hợp với các đối tượng khác nhau. Hình thức giáo dục cộng đồng rất đa dạng, phong phú. Ví dụ, để giáo dục về ăn uống sao cho khoa học thì ngoài khẩu phần ăn- uống hợp lý, còn phải phù hợp với lứa tuổi, với phong tục tập quán địa phương, với thói quen ẩm thực…

Hay lựa chọn đối tượng giáo dục chẳng hạn việc đầu tư giáo dục cho trẻ em gái, các em sẽ trở thành người "giữ cửa dinh dưỡng" trong mỗi gia đình. Họ sẽ duy trì thói quen sống lành mạnh, khoa học, do đó có khả năng thúc đẩy việc phòng bệnh không chỉ cho một thế hệ mà là cho các thế hệ tương lai.

 

Thu Trang (thực hiện)